Hội thảo Kiến trúc "Mùa thu - Hà Nội 2016"
Hội thảo Kiến trúc "Mùa thu - Hà Nội 2016"
Đúc kết các giá trị và tính chất của KTVCĐ
Ý nghĩa – Cao cả và nhân văn
Giải Pháp – Sáng tạo và thông minh
Thực Thi – Sự ủng hộ và tham gia của cộng đồng
Triển vọng phát triển của Kiến trúc cộng đồng ở Việt Nam như thế nào?
Xuất phát từ thực tế cấp thiết
Việt Nam trong quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu và quá trình đô thị hóa công nghiệp hóa tăng nhanh, chính là một trong những quốc gia đứng đầu trên thế giới về các nguy cơ tác động xấu đến môi trường sinh sống của các cộng đồng cư dân. Không chỉ trong năm 2016 này, mã đã từ khởi thủy sự phát triển nóng những năm gần đây, chúng ta đồng thời đối mặt với những thảm họa môi trường tự nhiên và xã hội:
- Nước biển dâng, mặn hóa vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp canh tác trên các vùng nước ngọt
- Thảm họa Formosa gây biển chết trong 4 tỉnh Bắc Trung Bộ là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế hậu quả to lớn hiện nay và tác động nhiều năm sau
- Lũ lụt dâng cao bất thường tại các tỉnh miền Trung, bên cạnh sự thiếu khoa học trong đầu tư vận hành các thủy điện lớn nhỏ
- Việc nhiệt độ xuống thất thường âm độ và tuyết rơi, lạnh kéo dài ở vùng núi cao phía Bắc ảnh hưởng lớn đến đời sống sức khỏe và canh tác của bà con các dân tộc.
- Trong vấn đề nhà ở, quá trình đô thị hóa tăng nhanh, chất lượng hạ tầng và môi trường sống đô thị không theo kịp, các khu nhà ở công nhân, nhà thu nhập thấp, nhà tái định cư đều thiếu và có mô hình tổ chức không gian, kiến trúc chưa hợp lý, giá thành cao...
- Các tiện ích công cộng nhân văn đảm bảo đời sống tinh thần cho người dân đô thị và các điểm dân cư nhìn chung còn thiếu và chưa đa dạng, chưa đáp ứng như cầu phát triển trí tuệ, nhân cách và thể chất cho trẻ nhỏ, người già, người tàn tật... Và thật sự thiếu các công trình KTVCĐ trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc địa phương.
....... Rất nhiều vấn đề khác cùng tồn tại đất để cho KTVCĐ phát triển....
Lay động tinh thần “ Trách nhiệm xã hội” của người kiến trúc sư
Đặt vấn đề một cách khác, nếu Kiến trúc sư không lĩnh nhận trách nhiệm tiên phong xã hội trong việc kiến thiết những công trình mang tính chất đặc thù, với mục đích nhân văn hỗ trợ các cộng đồng và nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội, mà ngồi chờ các đơn đặt hàng với nguồn vốn sẵn có, thì e rằng chúng ta sẽ thực hiện việc này chậm trễ và thiếu tính chủ động. Ở góc độ này, cho thấy KTVCĐ sẽ là một kiến trúc xuất phát từ tính cao cả, sự nhân văn trong mục đích sử dụng và tính hiệu triệu trong quá trình kêu gọi đầu tư.
Tinh thần trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân và trách nhiệm người làm nghề sẽ phát huy một cách cao cả khi KTS “ dấn thân” làm công trình KTVCĐ. Đơn giản chúng ta sẽ vất vả hơn làm công trình thông thường rất nhiều, phải lao tâm khổ tứ cho những đề bài nan giải với ngân sách hạn hẹp, không hy vọng có lợi nhuận thiết kế và sẽ không phải là những tác phẩm hào nhoáng khoe mẽ. Cái tâm thật sự của người làm nghề sẽ đến đến hiệu quả tốt nhất cho công trình.
Từ những phân tích và nhận định, liên hệ với nhu cầu cấp thiết của người dân tại đô thị và đặc biệt các vùng nông thôn đang bị xâm hại nghiêm trọng bởi các thảm họa tự nhiên và do chính con người gây ra, tác giả mong muốn thông qua hội thảo, cùng Hội kiến trúc sư Việt Nam kêu gọi và hiệu triệu những KTS tài giỏi, tâm huyết cùng phát huy kiến thức và lý tưởng nghề nghiệp thể hiện tinh thần trách nhiệm xã hội trong thời đại mới, góp sức cho đời, tận sức cống hiến tạo dựng nên một nền KTVCĐ mang bản sắc Việt Nam, vì người dân Việt Nam.